Tóm tắt & Review sách Atomic Habits – Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ – James Clear
1. Giới thiệu tác giả
James Clear là một tác giả, diễn giả và nhà tư vấn về phát triển bản thân, chuyên về việc xây dựng thói quen tích cực và tối ưu hóa hiệu quả cuộc sống. James Clear sở hữu tài sản ước tính 8 triệu USD. Clear còn diễn thuyết tại các công ty hàng đầu và từng xuất hiện trên Time, New York Times, Wall Street Journal và CBS This Morning. Hơn 1 triệu người đăng ký nhận bản tin 3-2-1 qua email của nhà văn triệu phú 37 tuổi.
2. Giới thiệu tác phẩm
Cuốn sách cho ta thấy tầm quan trọng của những thói quen, việc làm nhỏ hàng ngày tưởng chừng như vô hại nhưng lại quyết định to lớn vào việc định hình bản thân sẽ thành người thế nào trong tương lai. Thông qua thay đổi tí hon, tác giả cho ta thấy sự kỳ diệu của việc “chia nhỏ cái lớn” – càng nhỏ thì càng dễ làm, càng dễ thì càng làm, càng làm thì càng nhanh đạt mục tiêu.
3. Tóm tắt Sách Atomic Habits – Thay đổi tí hon hiệu quả bất ngờ
Chương 1. Những nguyên tắc cơ bản
Nếu bạn đạt được 1 phần trăm tiến bộ mỗi ngày, bạn sẽ tiến bộ gấp 37 lần so với thời gian bạn bỏ ra. Ngược lại nếu mỗi ngày bạn lại tệ hơn 1 phần trăm liên tục trong vòng 1 năm, bạn sẽ về lại con số 0. Những thói quen chính là lãi suất kép của việc tự cải thiện bản thân.
Thành công là sản phẩm của những thói quen hàng ngày, chứ không phải là sự lột xác chỉ một lần duy nhất trong đời.
QUÁ TRÌNH TẠO RA SỰ KHÁC BIỆT DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?
Nếu bạn muốn kết quả tốt hơn,hãy quên việc đề ra các mục tiêu thay vào đó tập trung vào các hệ thống của bạn.Nếu bạn là một chủ doanh nghiệp, mục tiêu của bạn là xây dựng một đế chế kinh doanh triệu đô. Hệ thống của bạn là cách bạn đánh giá các ý tưởng kinh doanh của doanh nghiệp mình, tuyển dụng nhân viên và chạy các chiến dịch marketing.
Chương 2. Cách thức các thói quen hình thành nên đặc tính nhận dạng của bạn và ngược lại.
Có ba cấp độ thay đổi:
Lớp đầu tiên là thay đổi kết quả. Ở cấp độ này, chúng ta tập trung thay đổi kết quả như: giảm cân, giành giải vô địch. Hầu hết các mục tiêu bạn đề ra có liên quan đến cấp độ này.
Lớp thứ hai là thay đổi tiến trình của bạn. Cấp độ này liên quan việc thay đổi các thói quen và hệ thống của bạn: áp dụng lịch tập gym mới, bày trí dọn dẹp lại bàn làm việc để có năng lượng làm việc tích cực hơn. Hầu hết thói quen của bạn đều liên quan đến cấp độ này.
Lớp thứ ba là thay đổi đặc tính của bạn. Cấp độ này liên quan đến việc thay đổi những niềm tin của bạn: cách nhìn nhận về thế giới bên ngoài, cách nhìn nhận về bản thân. Hầu hết các niềm tin, giả định, và thành kiến của bạn đều liên quan đến cấp độ này.
Thay đổi hành vi thực chất là thay đổi đặc tính.
Cách hiệu quả nhất để thay đổi những thói quen là tập trung không phải vào điều mà bạn muốn đạt được, mà vào con người mà bạn muốn trở thành.
Thói quen chính là cách bạn thể hiện đặc tính.Khi bạn viết lách mỗi ngày, bạn thể hiện đặc tính mình là một người sáng tạo. Khi bạn tập luyện mỗi ngày, bạn thể hiện đặc tính mình là một người ưa thể thao. Bạn càng làm đi làm lại một hành vi nhiều bao nhiêu bạn càng củng cố thêm đặc tính gắn liền với hành vi đó nhiều bấy nhiêu.Mỗi một trải nghiệm trong cuộc sống sẽ thay đổi hình ảnh bản thân bạn,
Chương 3. 4 bước xây dựng thói quen tốt hơn
Cách thức để xây dựng một thói quen tốt:
- Quy luật số 1 (Dấu hiệu): Khiến nó trở thành việc hiển nhiên.
- Quy luật số 2 (Khát khao): Khiến nó trở nên hấp dẫn.
- Quy luật số 3 (Phản hồi): Khiến nó trở nên dễ dàng.
- Quy luật số 4 (Phần thưởng): Khiến nó đem lại cảm giác thỏa mãn.
Chúng ta có thể đảo ngược lại những quy luật ở trên để phá vỡ một thói quen xấu.
Cách thức để phá vỡ một thói quen xấu
- Quy luật số 1 đảo chiều (Dấu hiệu): Khiến nó không khả thi.
- Quy luật số 2 đảo chiều (Khát khao): Khiến nó trở nên kém hấp dẫn.
- Quy luật số 3 đảo chiều (Phản hồi): Khiến nó trở nên khó khăn.
- Quy luật số 4 đảo chiều (Phần thưởng): Khiến nó không đem lại cảm giác thỏa mãn.
Chương 4. Quy luật 1: Khiến điều đó trở nên hiển nhiên
Khi thực hành nhiều, não bộ của bạn sẽ ghi nhận những dấu hiệu giúp dự đoán những kết quả nhất định mà không cần phải suy nghĩ nhiều về nó.
Phương pháp Pointing-and-Calling (chỉ và hô) giúp nâng tầm nhận thức của bạn từ mức độ một thói quen vô thức lên mức độ tỉnh thức hơn bằng cách nói ra thành lời các hành động của mình.
Chương 5. Cách tốt nhất để thay đổi một thói quen
Cách thức đơn giản để áp dụng chiến lược biến thói quen của bạn trở nên thực thi bằng cách hoàn thiện câu sau đây:Tôi sẽ thực hiện [CÔNG VIỆC] vào [THỜI GIAN] tại [ĐỊA ĐIỂM]
Cách tạo môi trường tạo thành công
Ví dụ: Nếu bạn muốn ghi nhớ việc uống thuốc mỗi tối, hãy đặt lọ thuốc trong tủ đồ phòng tắm ngay phía trên vòi nước.Nếu bạn muốn thực hành đánh đàn guitar thường xuyên hơn, hãy đặt đàn guitar ngay vị trí trung tâm phòng khách.
Chương 6. Bí kíp tự kiểm soát bản thân
– Nếu bạn không thể làm được việc gì ra hồn, hãy bỏ điện thoại của bạn ở phòng khác trong vòng vài giờ đồng hồ.
– Nếu bạn thấy mình luôn không hài lòng với những gì đang có, hãy bỏ theo dõi những tài khoản mạng xã hội tạo cho bạn cảm giác ghen tị.
– Nếu bạn đang tiêu tốn quá nhiều thời gian vào việc xem tivi, hãy chuyển tivi khỏi phòng ngủ.
Chương 8. Quy luật số 2: Khiến chúng trở nên hấp dẫn
Temptation dumpling là một cách để biến thói quen của bạn trở nên hấp dẫn hơn. Công thức kết hợp phương pháp temptation bundling với habit stacking như sau:
- Sau khi làm [THÓI QUEN HIỆN TẠI], tôi sẽ làm [THÓI QUEN TÔI CẦN].
- Sau khi làm [THÓI QUEN TÔI CẦN], tôi sẽ làm [THÓI QUEN TÔI MONG MUỐN].
Chương 9. Vai trò của gia đình, bạn bè trong việc hình thành thói quen
Chúng ta có xu hướng hình thành các thói quen mà chúng ta được khen ngợi và chấp nhận Chúng ta bắt chước lại những thói quen theo ba nhóm cụ thể dưới đây:
- Nhóm Những người thân thiết.
- Nhóm Số đông.
- Nhóm Những người có ảnh hưởng.
Mỗi nhóm sẽ mang lại cơ hội tạo đòn bẩy cho Quy luật số 2 trong thay đổi hành vi và khiến cho những thói quen của chúng ta trở nên lôi cuốn hơn.
Chương 10. Cách lập trình lại não bộ để thấy hứng thú thói quen khó
Thói quen trở nên thu hút khi bạn liên hệ chúng với những cảm xúc tích cực. Bạn chỉ cần thay đổi một từ: Bạn ” phải” làm thành bạn “có cơ hội” làm. Bạn có cơ hội thức dậy sớm để đi làm thay vì bạn phải thức dậy sớm để đi làm.
Thời lượng thời gian bạn dành để thực hiện thói quen không quan trọng bằng số lần bạn thực hiện việc đó.
Chương 11. Loại bỏ sự trì hoãn bằng quy luật hai phút
Theo Quy luật Hai phút, “Khi bạn bắt đầu một thói quen mới, bạn nên thực hiện nó ít hơn hai phút.” Bạn sắp xếp khởi đầu của một quá trình càng có trình tự, càng dễ hơn cho bạn đạt được trạng thái tập trung cao độ, trạng thái cần thiết để làm nên những việc lớn lao.
Ví dụ: Xỏ giày chạy (Rất dễ); Đi bộ mười phút (Dễ); Đi bộ 10,000 bước (Trung bình); Chạy một chặng 5000m (Khó); Chạy marathon đường dài (Rất khó).
Một phút đọc sách còn tốt hơn là không bao giờ cầm một cuốn sách lên. Thà làm ít hơn những gì mình mong đợi còn hơn là không làm gì cả.
Chương 12. Một người bạn đồng hành trách nhiệm có thể thay đổi mọi thứ
Một đối tác chịu trách nhiệm nhắc nhở có thể đưa ra một hình phạt ngay lập tức cho việc không thực hiện đúng cam kết. Việc biết có một người đang theo dõi bạn có thể tạo ra động lực mạnh mẽ.
Những người chuyên nghiệp gắn chặt với lịch trình; Những người không chuyên thả trôi mọi việc.
4. Đánh giá sách Atomic Habits – Thay đổi tí hon hon hiệu quả bất ngờ
Tác giả sử dụng nhiều ví dụ thực tế và nghiên cứu khoa học để minh họa cho các ý tưởng lý thuyết của mình. Điểm hấp dẫn của cuốn sách là ở cuối mỗi chương đều có bản tóm tắt chương ngắn gọn, súc tích. Sách cung cấp nhiều công cụ, tài nguyên trực trực tuyến nhằm hỗ trợ phát triển thói quen mới. Nhìn chung, “Atomic Habits” được đánh giá cao qua cách tiếp cận thực tế, dễ hiểu, dễ áp dụng với tất cả mọi người. Cuốn sách như một tài liệu quý giá cho những ai muốn cải thiện cuộc sống bằng việc xây dựng và duy trì thói quen tích cực.
Tóm tắt & Review sách Atomic Habits – Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ – James Clear
TuClass.com