Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors

Tóm tắt sách

Tóm tắt & Review sách Phương Pháp dạy con không đòn roi – Daniel J. Siegel, Tina Payne Bryson

Phương pháp dạy con không đòn roi

Phương pháp dạy con không đòn roi

Tóm tắt & Review sách Phương Pháp dạy con không đòn roi – Daniel J. Siegel, Tina Payne Bryson

1. Giới thiệu tác giả

Daniel J. Siegel tốt nghiệp trường Y Harvard, hiện là giáo sư lâm sàng Tâm thần học tại Đại học UCLA (Đại học California, Los Angeles),nhà nghiên cứu tại Trung tâm Văn hóa, Não bộ và Phát triển (Culture, Brain and Development).Liệu pháp tâm lý của ông được thực hành với trẻ em, thanh thiếu niên, người trưởng thành, các cặp vợ chồng và các gia đình suốt 25 năm qua.

Tina Payne Bryson là nhà trị liệu tâm lý tại Hiệp hội Tâm lý Trẻ em và Trẻ vị thành niên ở Arcadia, California, nơi bà gặp gỡ trẻ em và thanh thiếu niên cũng như tư vấn và chia sẻ thông tin, kiến thức nuôi dạy trẻ. Ngoài viết sách và giảng dạy, bà là giám đốc giáo dục và phát triển tại Viện Mindsight. Bryson lấy bằng tiến sĩ tại Đại học Nam California (USC).

2. Giới thiệu tác phẩm

Bạn muốn loại bỏ những hành vi không tốt, nhưng bạn muốn phản ứng theo cách sẽ nâng giá trị và thắt chặt tình cảm với bọn trẻ.Bạn muốn ít rắc rối đi, chứ không nhiều hơn. với kinh nghiệm tư vấn hàng nghìn hàng vạn cha mẹ trên khắp thế giới về kiến thức cơ bản của bộ não và sự ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa họ và con cái, nhóm tác giả đã đúc kết giải pháp giúp phụ huynh hiểu và chấn chỉnh hành vi của bọn trẻ một cách tôn trọng và hiệu quả hơn. 

3. Tóm tắt sách Phương Pháp Dạy Con Không Đòn Roi

Cách ly có phải là một công cụ Kỷ luật hữu hiệu?

Trẻ chẳng mấy khi dùng thời gian cách ly để kiểm điểm hành động của mình ngược lại chúng chủ yếu suy ngẫm bố mẹ chúng thật quá đáng khi bắt phạt chúng.Sẽ tốt hơn nếu bạn cho bé trải nghiệm cảm giác làm mọi việc đúng cách là như thế nào? Giả dụ nếu con bạn sử dụng giọng điệu và từ ngữ thiếu tôn trọng, bạn có thể yêu cầu bé thử lại và truyền đạt điều bé muốn nói một cách lễ phép.Bạn có thể mang lại nhiều điều tốt cho con mình bằng cách hỏi: “Con có ý tưởng nào để cải thiện và giải quyết vụ này không?”. Được trao cho cơ hội khi đã bình tĩnh trở lại, bọn trẻ thường làm đúng và học hỏi trong quá trình đó.

Liệu chúng ta có nên phớt lờ cơn thịnh nộ của trẻ ?

Thịnh nộ không phải là thời điểm để giải thích với bé rằng bé đang cư xử không thích đáng. Các bậc phụ huynh có xu hướng nói quá nhiều khi các bé buồn bực, việc đặt ra những câu hỏi và cố gắng giáo dục vào giữa cơn thịnh nộ có thể kích động hơn nữa cảm xúc của bé. Chúng cần chúng ta kết nối. thay vì nói “Con cần ở một mình cho đến khi thôi giận dữ” hãy  nói “Bố mẹ luôn bên con ngay cả khi con suy sụp. Bố mẹ sẽ luôn ủng hộ đồng hành cùng con.

Chu kỳ kết nối Không-Rắc rối.

Sự kết nối đầu tiên: thể hiện sự an ủi.

Sự phản ứng không lời hiệu quả nhất là phản ứng một cách tự động: chạm vào con mình.Một cử chỉ đụng chạm dịu dàng như siết chặt bàn tay, hay một cái ôm trọn vẹn, ấm áp có sức mạnh để nhanh chóng xoa dịu một tình huống nảy lửa.Lời nói và ngôn ngữ cơ thể của bạn kết hợp với nhau để truyền đạt sự đồng cảm và gắn kết, nhắc con bạn rằng, “Bố/ mẹ ở đây. Bố/mẹ  sẽ an ủi và giúp đỡ con.” 

Sự kết nối 2: Công nhận

Ngoài an ủi ra, chúng ta cần để trẻ biết chúng ta đang nghe trẻ nói. Rằng chúng ta hiểu.Điều chính bạn cần làm đơn giản là xác định được cảm xúc của con ngay lúc đó: “Điều đó khiến con thực sự buồn, phải không?” hoặc “Bố thấy rằng con đang cảm thấy lạc lõng”, hoặc thậm chí theo một cách chung chung hơn “Chắc con đang cảm thấy thật nặng nề”. 

Chiến lược kết nối 3: Ngừng nói để lắng nghe

Tập trung vào cảm xúc của con dù lúc đó bạn ý muốn có lớn tới đâu hãy cố tránh tranh luận với đứa trẻ, giáo huấn chúng. Đó không phải là lúc để dạy bảo hay giải thích. Đó là lúc để lắng nghe, ngồi xuống cùng con bạn và cho chúng thời gian bày tỏ cảm xúc.

Chiến lược kết nối 4 :Phản ánh lại những gì bạn nghe được

Bạn có thể nói điều như: “Mẹ không trách tại sao con lại tức giận như vậy. Mẹ cũng không thích khi bị người khác trêu như vậy.”

XỬ LÝ HÀNH VI bằng phương pháp  R-E-D-I-R-E-C-T (Điều hướng)

  • Reduce words – Giảm ngôn từ
  • Embrace emotions – Nắm bắt cảm xúc

Ví dụ:Khi con muốn đòi mua đồ chơi hay nói: “Mẹ biết con muốn mang xe đẩy hàng về nhà. Chơi với nó rất vui. Nhưng nó cần phải ở lại cửa hàng, để những người mua hàng khác có thể dùng nó khi họ đến.” hay khi anh em cai nhau thay vì nói “Con không thể ghét anh trai” bạn hay nói “Mẹ hoàn toàn hiểu tại sao con cảm thấy ghét anh trai con. Mẹ cũng cảm nhận tương tự với chị của mẹ khi còn nhỏ và phát điên lên với chị ấy.Nhưng la lối ‘Em sẽ giết anh!’ không phải là cách chúng ta nói chuyện với người khác. Con hoàn toàn được giận dữ, và con có quyền nói với anh về chuyện đó. Nhưng chúng ta hãy thảo luận về những cách khác để thể hiện điều đó.” Hãy đồng tình với cảm xúc, ngay cả khi bạn phản đối hành vi.

  • Describe, don’t preach – Mô tả, không thuyết giáo

Thay vì ra lệnh: “Mang giày con ra chỗ khác” hãy  nói “Bố nhìn thấy giày con ở đằng trước ấy”  thay vì nói : “Mẹ không ngờ con bị điểm D” hãy  nói “Mẹ biết con đã sẵn sàng cho bài kiểm tra mẹ bất ngờ khi con điểm D con cung thấy ngạc nhiên phải không”

  • Involve your child in the discipline – Để trẻ tham gia vào kỷ luật

Ví dụ, nếu cậu con trai 8 tuổi của bạn trở nên giận dữ một cách không kiểm soát. Trong cơn phẫn nộ, cậu ném cặp kính râm yêu thích của bạn qua bên kia phòng và làm vỡ nó. Phương pháp truyền thống là bắt đầu một cuộc độc thoại như: “Chúng ta không làm hỏng đồ vật của người khác. Lần tới khi tức giận, con cần tìm một cách hợp lý để thể hiện cảm xúc của mình.” hãy  nói “Lúc trước con đã vô cùng giận dữ. Chuyện gì đã xảy ra vậy?” hay “Mẹ biết gần đây con chơi điện tử rất nhiều, nhưng điều đó thực sự không tốt. Nó sẽ làm trì trệ bài tập về nhà,mẹ muốn đảm bảo là con dành thời gian cả cho những hoạt động khác. Vậy nên chúng ta cần đi đến một kế hoạch mới. Con có ý tưởng gì không?”

  • Reframe a no into a conditional yes – Biến từ chối thành đồng ý có điều kiện

Thay vì nói “không” thẳng thừng : “Chúng ta không thể ở lại đến giờ về rồi con” bạn có thể nói thành “Con có thời gian tới thăm bà rồi, cuối tuần này thì sao nhỉ” hay “Có quá nhiều việc diễn ra hôm nay, nên hãy  mời bạn con đến đây, nhưng hãy làm điều đó vào thứ 6, khi mà con có nhiều thời gian với bạn hơn.”

  • Emphasize the positive – Nhấn mạnh mặt tích cực

Thay  vì nói “Không được rên rỉ”, chúng ta có thể nói: “Mẹ thích con nói với giọng bình thường hơn. Con có thể nhắc lại điều đó được không?” hay  “hãy hỏi mẹ một lần nữa bằng giọng của một chàng trai trưởng thành nào.”

Hãy  vì chú ý vào hành vi tiêu cực (“Không được đi xe đạp cho tới khi con chịu ăn thử đậu xanh”), tập trung vào mặt tích cực (“hãy  ăn vài miếng đậu xanh đi, và chúng ta sẽ cùng đi xe đạp”).

  • Creatively approach the situation – Tiếp cận tình huống một cách sáng tạo

Giả sử bạn 6 tuổi và đang nổi cáu với bố mình, thật khó để tiếp tục giận khi ông vấp vào một món đồ chơi trong phòng khách và diễn một cú ngã xuống đất lâu và kéo dài nhất mà bạn từng thấy. Tương tự, việc rời công viên sẽ vui hơn nhiều nếu bạn phải đuổi theo mẹ đến chỗ xe trong khi mẹ bạn cười khúc khích và hét lên giả bộ sợ hãi. Tỏ ra nghịch ngợm là một cách tuyệt vời để phá vỡ quả bóng cảm xúc cao trào của một đứa trẻ, để sau đó bạn có thể giúp bé lấy lại sự tự chủ.

4. Đánh giá sách Phương pháp dạy con không đòn roi

Cuốn sách này dành cho bất kỳ ai quan tâm đến trẻ em và những chiến lược hiệu quả, khoa học và đầy yêu thương. Sách cung cấp những lời phương pháp cụ thể cùng hình ảnh minh họa sống động, ví dụ thực tế giúp các bậc cha mẹ dễ tiếp cận. Văn phong dễ hiểu gần gũi đông cảm với cha mẹ. Dưới góc nhìn khách quan, đây là một trong cuốn sách đáng đọc nhất nên có trong tủ sách về các phương nuôi dạy trẻ.

Tóm tắt & Review sách Phương Pháp dạy con không đòn roi – Daniel J. Siegel, Tina Payne Bryson

TuClass.com



Tác giả

Tóm tắt sách khác