Tóm tắt & Review sách Tôi muốn chết nhưng tôi thèm ăn Tteokbokki – Baek Se-Hee
1. Giới thiệu tác giả
Baek Se Hee sinh năm 1990. Cô là một giám đốc truyền thông xã hội trẻ thành đạt tại một nhà xuất bản.
2. Giới thiệu tác phẩm
Có thể nói, hồi ký “Tôi muốn chết nhưng tôi thèm ăn tteokbokki” là một hành trình Baek Se Hee ghi lại các cuộc đối thoại của cô với bác sĩ tâm lý của mình và viết chi tiết mỗi phiên bằng một bài tiểu luận phản chiếu.
Bằng cách nào đó, cô đã tự đưa mình và cũng giúp những ai đang trong hoàn cảnh ấy thấu hiểu, vượt qua sự hỗn loạn, cái ăn mòn của cảm xúc, thoát khỏi những hành vi tổn thương bản thân, để rồi lấy lại ánh sáng rực rỡ trong tâm hồn.
Cuốn sách chia thành 12 tuần với mỗi tuần là những lời tâm sự của tác giả với bác sĩ của mình bên cạnh chính là lời bộc bạch phản chiếu của chính tác giả.
3. Mục lục
- Tuần 1. Chỉ là tôi hơi u sầu một chút thôi.
- Tuần 2. Có lẽ tôi lại mắc tật nói dối.
- Tuần 3. Tôi tự giám sát chính mình.
- Tuần 4. Ai cũng muốn trở nên đặc biệt.
- Tuần 5. Lòng tự tôn của kẻ đó.
- Tuần 6. Làm thế nào để hiểu rõ chính mình?
- Tuần 7. Đặt ra quy tắc, quyết tâm, nản lòng và từ bỏ.
- Tuần 8. Cuối cùng chuyện đó cũng xảy ra, tác dụng phụ của thuốc…
- Tuần 9. Ám ảnh về ngoại hình và rối loạn nhân cách kịch tính.
- Tuần 10. Tại sao lại thích tôi? Dù tôi thế này sao? Dù tôi thế này sao?
- Tuần 11. Tôi không xinh đẹp.
- Tuần 12. Chạm đáy cảm xúc.
- Lời kết Không sao đâu, người không có bóng thì sao hiểu được ý nghĩa của ánh sáng.
- Chia sẻ của chuyên gia tâm lý: Từ một người còn nhiều khiếm khuyết gửi đến một người chưa hoàn hảo.
- Phụ lục Mặt tích cực của trầm cảm.
4. Tóm tắt nội dung sách Tôi muốn chết nhưng tôi thèm ăn Tteokbokki
Trong xã hội hiện nay, phải chăng mỗi chúng ta luôn tìm kiếm khao khát cao cả về vật chất, chạy đua cái gọi là đồng tiền mà đôi khi quên mất rằng tinh thần, tâm hồn mới là cái cốt lõi, cái cần yêu thương và chăm chút hơn cả. Chúng ta luôn đối mặt với hàng ngàn vạn lỗi lo trong cuộc sống, lo lắng cái nhìn của người ngoài, sự soi mói, sống sao cho “tốt” dưới ánh mắt của người tốt.
Với giới trẻ hiện nay, lỗi lo ấy còn cả là những áp ực cùng lứa tuổi – “peer pressure”, sự phát triển ngày một rộng mở của các nền tảng mạng xã hội, thông tin điện tử, những người tài giỏi ở những độ tuổi ngày một nhỏ cũng xuất hiện ngày một nhiều, đây có thể nói là tín hiệu tốt đối với xã hội nhưng cũng vô hình chung gây áp lực tới những người trẻ tuổi khác. Chúng ta luôn biết, độ tuổi nở rộ, rực sáng của mỗi người là khác nhau, nhưng đôi khi chúng ta lại áp đặt, lo lắng rằng liệu mình có thể tỏa sáng không?
Xin lỗi bạn vì cuộc sống này đôi khi lại khắc nghiệt như thế đấy.
Không ít lần, chúng ta muốn buông bỏ, muốn gạt đi tất cả nhưng rồi lại bị hiện thực đánh bại. Ừ, chúng ta mệt đến mức chẳng muốn phải nghe thêm một chút lời khuyên nào nữa, cho dù mang danh nghĩa “Chỉ muốn tốt cho bạn”. Bởi tôi đã quá mệt mỏi, tôi đã hết sức để “tốt cho bản thân”, nhưng liệu tôi thực sự đã tốt lên chút nào chưa?
Những mẩu đối thoại ngắn giữa tác giả và vị bác sĩ tâm lý của mình được ghi lại theo một thói quen. Không có bài học nào được đưa ra cả, cũng chẳng được coi là một câu chuyện có hậu nữa. Chỉ đơn giản là đọc để thấy “À, hóa ra cũng có người gặp vấn đề như mình”, để nhận lại sự đồng cảm qua từng câu chữ.
Từng nhân vật là những con người xuất hiện trong những mẩu đối thoại nhỏ giữa tác giả với bác sĩ tâm lý, và đó có thể là bất cứ ai trong cuộc đời này. Những lỗi lo hiện hữu mà không chỉ mỗi mình bạn phải đối mặt.
Sau đây là một vài trích đoạn sách mà mình ấn tượng, biết đâu đọc những lời hồi ký ấy, bạn có thể phần nào chia sẻ lỗi lo trong tâm hồn mình, giải tỏa cảm xúc và đôi khi là cảm nhận nỗi đau…
Chạm đáy cảm xúc
Chỉ số bất lực cao. Không muốn làm việc. Tôi đã cố gắng để không gây chú ý trong giờ ăn trưa nhưng mã code không đúng khiến tôi có chút buồn phiền. Tôi ghen tị khi thấy mọi người khen ngợi bạn mình xinh đẹp. Vì thế, tự nhiên tôi thấy cô bạn ấy thật đáng ghét. Tôi đúng là hết thuốc chữa rồi.
Có đúng tôi là một người ấm áp không? Tôi không nghĩ mình là người tốt. Chỉ là tôi không muốn mất mặt trước người khác vì sự nhạy cảm và thô lỗ của mình.
Bác sĩ: Em vẫn ổn chứ?
Tôi: Không ạ. Em không ổn chút nào.
Bác sĩ: Có chuyện gì vậy?
Tôi: Em lại cảm thấy trầm uất và không có chút sức sống nào. Vì không còn hứng thú nên em cũng không thể làm tốt việc ở công ty. Tuần trước, em đã xin nghỉ việc. Khi trưởng nhóm hỏi lý do, em đã trả lời là vì vấn đề tinh thần và sức khỏe. Em cũng đã kể về việc phải điều trị ở bệnh viện và trưởng nhóm đã thông cảm với tình trạng của em. Chị ấy nói rằng nếu em nghỉ việc như vậy thì có thể khiến tình trạng bất an trở nên trầm trọng hơn. Trước mắt, tuần tới em cứ nghỉ phép, sang tháng Mười một, công ty sẽ sắp xếp cho em làm công việc tự do, thoải mái hơn. Đến lúc đó mà tình trạng của em vẫn không cải thiện thì sẽ bàn lại chuyện này.
Bác sĩ: Em thấy thế nào?
Tôi: Em cảm động tới rớt nước mắt ạ. Em đã làm việc ở công ty này bốn năm rồi. Vì công ty tạo cho em cảm giác ổn định nên em cũng lo sợ nếu phải nghỉ việc ngay. Lựa chọn bảo lưu quyết định nghỉ việc khiến em cảm thấy an tâm hơn. Nhưng em nghĩ đó chỉ là phương án tạm thời. Vì trạng thái của em khi ở công ty vẫn không hề thay đổi. Khoảng thời gian trên công ty khá tẻ nhạt và em vẫn phải cố gắng chịu đựng ngày qua ngày. Em không hiểu tại sao mình lại thành ra như thế. Tình trạng này đã diễn ra hơn hai tháng rồi. À, ngày mai em sẽ đi du lịch ở Gyeongju một mình.
Bác sĩ: Em cảm thấy thế nào sau khi nghỉ việc?
Tôi: Em không còn chút sức sống nào hết. Đi bộ trên con đường về nhà là thú vui duy nhất của em, nhưng khi vào nhà rồi, tình trạng vật vờ, không một chút sinh khí lại tiếp diễn. Mỗi khi em có ý nghĩ “Hay làm một cái gì đó cho đỡ buồn nhỉ?” thì tâm trạng buồn chán “A, mình chẳng muốn làm gì cả” lại ập đến.
Bác sĩ: Thế cuối cùng em đã làm gì?
Tôi: Em ăn rất nhiều ạ. Em ngồi một mình, ăn bánh kẹo, sô-cô-la điên cuồng, uống rất nhiều rượu và khóc. Ngay cả lúc đó, em vẫn ý thức được rằng ăn như vậy sẽ khiến mình tăng cân nhanh chóng nên càng stress hơn. Mọi thứ bị đảo lộn hết cả.
Bác sĩ: Mối quan hệ giữa em với người yêu thế nào rồi?
Tôi: Đó là điểm sáng duy nhất. Thời gian ở bên cạnh người yêu khiến em thấy ổn định trở lại. Vì anh ấy luôn cố gắng nhường nhịn và ở bên cạnh nên em càng thêm dựa dẫm.
Bác sĩ: Nếu cứ như vậy thì chẳng phải dần dần em sẽ cảm thấy tẻ nhạt sao?
Tôi: Bây giờ em vẫn thấy ổn, còn sau này thì không biết thế nào ạ.
Bác sĩ: Trong thời gian đó, có chuyện gì xảy ra không?
Tôi: Em vốn làm công việc quản lý mạng xã hội của công ty. Bình thường em là người lên kế hoạch nội dung cho trang. Nhưng dạo gần đây, do thời gian gấp gáp nên em không thể đảm đương hết, em đã bắt đầu thực kiện cùng với nhóm Kế hoạch và nhóm Marketing. Đầu tiên thì mọi thứ rất thuận lợi. Nhưng khi tất cả đã đi vào quy trình thì em tự nhiên lại thành người phụ trách mỗi việc đăng nội dung lên, trong khi đáng lẽ em phải là người phụ trách chủ đạo. Chính vì vậy, em cảm thấy không còn đam mê nữa. Dường như em đang dần đánh mất vị trí ban đầu của mình.
Bác sĩ: Khi em còn ở vị trí phụ trách chính thì kết quả có tốt không?
Tôi: Vâng. Công việc khá thú vị và đạt kết quả tốt. Hôm qua, trưởng nhóm cũng bảo em hãy tham gia quá trình lên kế hoạch xuất bản sách và làm việc gì đó thú vị. Em rất biết ơn điều đó, tuy nhiên, ý nghĩ “Mình có mặt ở đây để làm gì?” khiến em cảm thấy mệt mỏi.
Bác sĩ: Em đã nghĩ tới việc sẽ làm gì sau khi nghỉ việc ở công ty chưa?
Tôi: Em đang chuẩn bị ra mắt một cuốn sách. Em sẽ viết cuốn sách này cho xong và chuẩn bị một dự án mới. Trước mắt, vì vẫn có tiền trợ cấp thất nghiệp nên em có thể duy trì sinh hoạt và làm thêm công việc khác, nếu dự án không thành công thì em sẽ đi tìm việc.
Bác sĩ: Trong quá trình viết sách, em có nhiều động lực, hứng thú không?
Tôi: Vâng. Em cũng thực hiện được kha khá rồi ạ, em dự kiến sẽ hoàn thành cuốn sách muộn nhất là trong mùa xuân tới.
Bác sĩ: Tôi băn khoăn không biết có phải em kiệt sức như lời trưởng nhóm đã nói không. Vì trong các lĩnh vực khác em không có biểu hiện chán nản như vậy. Dù sao thì đi du lịch để nạp lại năng lượng cũng tốt.
Bác sĩ: Em quyết định đúng đắn đấy. Đó là việc cần làm nhất lúc này. Tận hưởng khoảng thời gian thoải mái. Tại sao em lại lựa chọn đi Gyeongju?
Tôi: Em không biết phải đi đâu và cũng chẳng có hứng thú đi đâu cả. Lúc đó, bạn em gửi cho em ảnh đi du lịch ở Gyeongju, kiến trúc cổ kính, khung cảnh thanh bình khiến em cảm thấy dễ chịu. Thế là em nảy ra ý định đến đó một chuyến.
Bác sĩ: Trải nghiệm cảm giác cô đơn ở một nơi xa lạ cũng khá thú vị. Cũng có thể cảm xúc của em chưa thực sự chạm đáy. Ví dụ, ngay cả khi rơi xuống nước, nhưng nếu chân chúng ta chạm được vào mặt đất thì ta vẫn thấy yên tâm vì có thể đẩy chân, lấy đà để bật lên. Nhưng nếu chân không chạm đáy, ta sẽ vô cùng sợ hãi, đúng không nào? Chân chạm được vào đáy là tốt rồi.
4. Đánh giá sách Tôi muốn chết nhưng tôi thèm ăn ttekbokki
“Tôi muốn chết nhưng tôi thèm ăn ttekbokki” – một cuốn sách với tựa đề vô cùng thú vị và đáng suy ngẫm, chính tựa đề đã giữ chân tôi và đưa cuốn sách trở thành một cuốn sách gối đầu giường.
Tuy không phải là một cuốn sách được đánh giá cao, nhưng với tôi đây là hành trình chữa bệnh của tác giả và là hành trình chữa lành cho riêng tôi.
Cách thể hiện không cầu kì, lời văn nhẹ nhàng tựa như một cuốn nhật ký, chỉ là những mẩu đối thoại, những lời giải đáp không kết thức nhưng hiệu quả lại vô cùng to lớn. Dành thời gian cho mỗi trang sách, tôi hy vọng những ai đang gặp vấn đề có thể thả mình vào từng trang sách, hãy để tâm hồn được trò chuyện được giải phóng và phục hồi.
Qua cuốn sách này, chắc hẳn mỗi người sẽ không quên người bạn tinh thần của chính mình nữa và khi đó tôi khi vọng dù bạn ở đâu, làm nghề gì, cuộc sống có vật lộn bạn tới đâu thì hãy luôn tìm kiếm những điều khiến bản thân hạnh phúc, tìm tòi nụ cười nơi góc tối và niềm hạnh phúc kề bên, bởi đôi khi ta vì sự đau khổ mà quên mất ánh sáng chỉ trong bóng tối mới là rực rỡ nhất.
Tóm tắt & Review sách Tôi muốn chết nhưng tôi thèm ăn Tteokbokki – Baek Se-Hee
TuClass.com