Tóm tắt & Review sách Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai – Richard Templar
1. Giới thiệu tác giả
Tác giả của cuốn sách “Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai” là Richard Templar – bút danh của tác giả người Anh, nổi tiếng trên toàn thế giới với bộ sách Quy tắc (The Rules). Ông là người quan sát rất sắc sảo hành vi con người và nhận ra sự khác biệt giữa những người dễ dàng đạt được thành công với những người chật vật đi đến mục đích. Hơn một triệu người trên khắp thế giới đã tìm được nhiều bài học hữu ích từ các cuốn sách của ông.
2. Giới thiệu tác phẩm
Trong cuốn sách này, tác giả Richard Templar đưa ra những phương pháp khả thi để giúp chúng ta không quá vất vả trong cuộc sống. Tác giả cho rằng khi bạn đọc, chọn lựa và áp dụng những phương pháp này bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy mình đã hoàn thành được nhiều việc hơn so với trước đây, bạn cũng không phải mất nhiều công sức hơn trước và bạn sẽ thấy cuộc sống dễ dàng hơn rất nhiều
3. Mục lục
- Có thể và không thể
- Phải ham muốn thành người có tổ chức
- Không cần phải thay đổi bản chất
- Hiểu bản thân
- Thời gian là vàng bạc
- Hình thành thói quen
- Những cỗ máy ngốn thời gian
- Đối mặt với những việc mình không thích
- Làm đâu gọn đó
- Nghĩ tích cực
- Đầu tư hôm nay, tiết kiệm mai sau
- Đừng lãng phí thời gian rảnh rỗi
- Giữ chữ tín
- Đừng mong người khác thay đổi
- … Review Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai
4. Tóm tắt nội dung sách Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai
Cuốn sách “Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai” chia ra làm khá nhiều chủ đề, mỗi chủ đề lại bao gồm những lời khuyên khác nhau nên mình xin phép chỉ tóm tắt những chủ đề mà bản thân mình cho là đáng trải nghiêm.
Những cỗ máy ngốn thời gian
Ngày nay với sự phát triển của công nghệ con người đã có thể có một cuộc sống dễ dàng hơn. Tuy nhiên công nghệ cũng chính là những cỗ máy ngốn thời gian của con người. Nếu bạn đang thắc mắc về các giải quyết cho vấn đề này thì có thể tham khảo ý kiến của Richard Templar. Theo tác giả: “Cách duy nhất để giải quyết việc này là kiểm soát bản thân. Mỗi khi cần tới internet, bạn phải xác định được mục tiêu của mình và tự nhủ: “Rất có thể mình sẽ bị phân tâm. Tốt nhất nên tập trung vào mục đích chính, bây giờ không có thời gian cho việc này.” Bạn có thể đánh dấu việc đó (nếu cần) để xem lại khi nào có thời gian. Nếu đó là thông tin giải trí thì có thể khi xem lại, bạn còn thấy điều đó không đáng bận tâm nữa.Tất nhiên, thông tin đó cũng có thể là điều bạn thực sự quan tâm, nhưng “giờ nào việc đó”, bạncó thể đọc hoặc nghiên cứu chúng sau.”
Đối mặt với những việc mình không thích
Thực tế cho thấy có nhiều người cho rằng mình làm việc tốt nhất khi có áp lực nên họ thường trì hoãn những khó khăn đến giây phút cuối cùng và họ nghĩ điều đó giúp họ làm việc nhanh gấp đôi, bản thân tôi cũng vậy. Nhưng tác giả cho rằng: “Bạn cũng phải hiểu rằng:
- Nếu không có thời hạn chắc chắn, công việc có thể “treo” vô thời hạn.
- Bạn mất nhiều ngày hoặc nhiều tuần lo sợ trong khi bạn có thể thảnh thơi nếu hoàn thành công việc sớm hơn.
- Bạn hầu như sẽ không làm việc này trừ phi bị câu thúc về mặt thời gian.
Tôi biết bạn không muốn nhưng rốt cuộc dù sớm hay muộn, bạn cũng vẫn phải hoàn thành chúng.
Vì thế, hãy nghĩ đến cảm giác ngày mai của bạn nếu:
a) Bạn đã giải quyết xong việc;
b) Bạn vẫn chưa làm được gì.
Tôi chắc rằng sau khi hoàn thành một việc khó khăn, bạn sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái và hạnh phúc. Vì thế, đừng chần chừ – hãy bắt tay vào giải quyết việc đó ngay thôi.”
Nghĩ tích cực
Tất cả chúng ta gần như không thể chối cãi tác dụng của sự lạc quan và suy nghĩ tích cực. Tuy nhiên trên thực tế, mọi người dù đã biết thế nhưng không phải ai cũng áp dụng được điều đó. Nếu bạn cảm thấy mình cũng như vậy thì hãy thưởng thức chủ đề này nhé vì tôi tin nó sẽ giúp bạn nhận ra không ít điều. Trong chủ đề này tác giả rằng: “Nếu đang phải đối mặt một núi việc, bạn sẽ giải quyết nó nhanh hơn nhiều khi có thái độ vui vẻ. Vì thế, hãy nghĩ đến những việc bạn đã hoàn thành xuất sắc dù chúng có khó khăn thế nào chăng nữa thay vì những việc vẫn còn dang dở hoặc nằm trong danh sách cần hoàn thành. Hãy nghĩ đến con đường mà bạn đã đi qua thay vì đích đến còn xa.
Dù vui vẻ đón nhận hay cau có hậm hực thì bạn vẫn phải hoàn thành công việc. Chẳng ai thay bạn làm nó cả. Thế nên, hãy để tinh thần lạc quan tiếp sức cho chặng đường phía trước.
Tôi biết có những người lâm vào khủng hoảng đến mức không thể gắng gượng làm gì được. Tuy nhiên, dù có chuyện gì xảy ra, chúng ta vẫn phải tiếp tục sống và đối mặt với các thử thách. Hãy nhìn mọi thứ theo hướng tích cực và đừng chùn chân trước khó khăn.
Mọi thứ sẽ ổn thôi. Nếu hôm nay bạn không có thời gian đi chợ vì trời mưa quá to hay siêu thị gần nhà đóng cửa, bạn cũng không cần phải cau có, trong tủ lạnh nhà bạn chắc hẳn vẫn còn mì để làm món mì xào ngon tuyệt cho một ngày mưa. Hôm nay, bạn không kiểm tra email và khối lượng thư có thể sẽ tăng gấp đôi vào ngày mai – nhưng hôm nay bạn đã ký được hợp đồng với một đối tác quan trọng. Nếu chưa thể giải quyết ngay được việc gì đó, bạn cũng không cần phảiquá căng thẳng lo lắng về nó.
Khi đối mặt với khó khăn, hãy tìm đường đi thay vì tìm lối thoát. Hãy tích cực đón nhận thay vìgiải quyết công việc trong căng thẳng ủ ê. Điều này là chất xúc tác khiến cuộc sống của bạn tươi mới hơn rất nhiều.”
Đừng lãng phí thời gian rảnh rỗi
Có bao giờ bạn phàn nàn về cách sử dụng thời gian rảnh rỗi của mình không? Nếu bạn đã từng hoặc vẫn hay làm vậy thì cùng thưởng thức những chia sẻ của tác giả nhé vì biết đâu nó có thể giúp ích cho bạn. “Chính bạn là người lựa chọn cách sử dụng thời gian của mình, vì thế đừng phàn nàn. Nếu bạn không muốn tiêu tốn thời gian vào mấy trò giải trí, bạn hoàn toàn có thể không làm.Tôi không định bảo bạn từ bỏ mọi việc. Tôi chỉ gợi ý bạn nên nhắc nhở mình rằng bạn đang làm việc đó vì bạn đã chọn lựa như thế. Vì thế, hãy hưởng thụ thay vì cảm thấy ức chế, căng thẳng – hay tất nhiên, từ bỏ nếu không muốn lựa chọn đó.“
Đừng mong người khác thay đổi
Thực tế là chúng ta còn rất khó để thay đổi chính mình chứ nói gì đến thay đổi người khác. Nói một người có thể thay đổi giờ ăn cơm, gu ăn mặc, … thì có thể được chứ nếu một người vốn nhạy cảm, nóng tính, chậm chạp, nông nổi hay bất cứ tính cách nào khác thì họ khó lòng thay đổi được. Tác giả Richard Templar cho rằng: ” Thay vì mong muốn và chờ đợi sự thay đổi ở những người khác, bạn nên điều chỉnh bản thân cho phù hợp với người khác vì bạn không thể tồn tại một cách tách biệt, và đương nhiên cũng không thể kiểm soát người khác. Nhiều lần, tôi cảm thấy căng thẳng vì những người không cư xử theo cách tôi mong muốn. Nhưng rồi tôi nhận ra rằng để có cuộc sống an bình, đừng trông chờ vào sự thay đổi của người khác mà bản thân mình nên thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh. Nếu có thể xem xét tính cách của người khác khi định làm gì đó, cuộc sống của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Ví dụ, thay vì chờ đợi một người bạn cùng phòng dọn dẹp đồ đạc chung cho cả hai, bạn có thể sắp xếp vật dụng của mình gọn gàng và cô ấy sẽ dần nhận ra rằng cách sống của cô ấy quá lạc lõng so với bạn và thay đổi dần dần.”
5. Cảm nhận và đánh giá sách Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai
Cuốn sách “Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai” là một cuốn sách đáng trải nghiệm, nó nhắc chúng ta hình thành những thói quen nề nếp mà chúng ta thường được dạy từ bé. Đối với những ai mới đọc thể loại self-help thì có thể cuốn sách là một sự lựa chọn tốt, tuy nhiên mình nghĩ ai không thích thể loại này hoặc đọc nhiều sách self-help rồi thì nên cân nhắc trước khi trải nghiệm.
Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai – Gấp lại cuốn sách mong rằng bạn sẽ có được chiếc chìa khóa giúp chính mình không quá vất vả trong cuộc sống.
Tóm tắt & Review sách Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai – Richard Templar
TuClass.com