Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors

Tóm tắt sách

Tóm Tắt Sách: Hành Trình Biến Những Điều Tưởng Như Không Thể Thành Có Thể

hanh-trinh-bien-nhung-dieu-tuong-khong-the-thanh-co-the-tuclass

Cuốn sách của Hoàng Hữu Thắng, CEO của Inch Group, giới thiệu những yếu tố cần thiết để khởi nghiệp thành công như tiền, mối quan hệ, khách hàng và kinh nghiệm. Tuy nhiên, mong muốn, quyết tâmphương pháp đúngcũng có thể dẫn đến thành công. Tác giả chia sẻ hành trình từ không có gì đến một tập đoàn lớn qua việc tối ưu chi phí, sử dụng internettự học kỹ năng. Cuốn sách còn phân tích các giai đoạn phát triển doanh nghiệp: Sinh Tồn, Chuẩn Hóa, Tối Ưu Hóa, Tự Động Hóa và IPO, cùng với lựa chọn đồng sáng lập phù hợp và xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh rõ ràng.

Chào mừng bạn đến với kênh tóm tắt sách cùng TuClass. Bạn thân mến, theo bạn, để khởi nghiệp thành công thì chúng ta cần những yếu tố nào? Có tiền, có mối quan hệ, có sẵn tệp khách hàng, và có kinh nghiệm. Nếu có đầy đủ những yếu tố này, việc khởi nghiệp của bạn sẽ rất thuận lợi và nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu chưa có đầy đủ, thậm chí không có cả bốn yếu tố ấy, nhưng chỉ cần đủ mong muốn, đủ quyết tâm và có phương pháp đúng thì việc khởi nghiệp vẫn có thể thành công.

Giới Thiệu Về Tác Giả và Cuốn Sách

Đó là câu chuyện của tác giả Hoàng Hữu Thắng, CEO của Inch Group – một tập đoàn về cơ khí tự động hóa và công nghệ với sáu công ty thành viên, hai nhà máy tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, hiện đang cung cấp những đơn hàng giá trị lớn trong nước và cả cho thị trường nổi tiếng khó tính là Nhật Bản. Inch Group lại từng được bắt đầu với những con số không. Tại một nhà trọ trong ngõ nhỏ với hai nhân sự, không có tiền, không có mối quan hệ, không có khách hàng và không hề có kinh nghiệm trong chính lĩnh vực họ đang bắt đầu, hai nhà sáng lập đã làm cách nào để từ không có tiền vẫn tạo ra tiền? Câu trả lời sẽ được khám phá trong cuốn sách “Hành Trình Biến Những Điều Tưởng Như Không Thể Thành Có Thể” do chính CEO của Inch Group biên soạn, được phát hành bởi Alpha Books.

Nội Dung Cuốn Sách

Nội dung của cuốn sách được chia thành hai phần chính:

  1. Phần Thứ Nhất: Nói về quá trình trải nghiệm những thất bại và cách làm để đạt được thành công bước đầu trên chặng đường khởi nghiệp.
  2. Phần Thứ Hai: Là những bí quyết để quản trị và dẫn dắt doanh nghiệp tránh được những cái bẫy sau giai đoạn Sinh Tồn.

Mối Quan Hệ Giữa Học Vấn và Sự Thành Công

Trước khi khám phá chi tiết trặng đường khởi nghiệp của tác giả, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về mối quan hệ giữa học vấn và sự thành công của người khởi nghiệp. Nhiều người có lối mòn tư duy cho rằng những nhà khởi nghiệp muốn thành công thì phải sở hữu thành tích học tập rất cao hoặc được đào tạo ở những ngôi trường được đánh giá là top đầu. Vì vậy, một sai lầm thường thấy ở nhiều thế hệ trước là không ít người đã dành tới vài năm thanh xuân để cố chấp thi đỗ vào những ngôi trường danh tiếng, coi việc trượt đại học như là một thất bại có tính quyết định, đóng lại tất cả ước mơ.

Thực Tế Sau Nhiều Năm

Tuy nhiên, thực tế là 15 hay 20 năm sau khi bạn ra trường, mọi người thường sẽ không hỏi, không quan tâm bạn học gì, học trường nào mà chỉ hỏi bạn làm nghề gì, vị trí nào và thành tựu bạn đang có đến đâu. Điều đó cho thấy rằng ngôi trường mà chúng ta học không hề giúp chúng ta thành công, mà cách chúng ta học và rèn luyện như thế nào mới là yếu tố giúp chúng ta thành công.

Con Đường Học Vấn Gập Ghềnh Của Tác Giả

Trong phần một của cuốn sách, nhà sáng lập Inch Group cũng thẳng thắn chia sẻ về con đường học vấn gập ghềnh của mình. Khi bốn lần thi trượt vào những ngôi trường mơ ước cuối cùng, anh chọn học theo nguyện vọng thứ hai là trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Từ đây, quãng thời gian sinh viên bận rộn với các công việc làm thêm vì cơm áo gạo tiền, như làm ở nhà hàng, quán bia, rửa xe, bán kết quả xổ số cùng những trải nghiệm với các chương trình thiện nguyện đã bắt đầu mở ra những cánh cửa khác về tư duy. Sau khi ra trường, cũng như bao người, anh đi tìm việc làm và trở thành nhân viên kinh doanh mũ bảo hiểm ở một công ty tại Hà Nội.

Kinh Nghiệm Làm Việc

Nói đến nhân viên kinh doanh, chúng ta thường hình dung ra những người mặc quần áo kín chú chuyên nghiệp đi gặp gỡ khách hàng ở những nơi sang trọng. Tuy nhiên, với những sản phẩm như mũ bảo hiểm thì công việc của họ không khác người bán hàng đông đảo nói một cách dễ hiểu. Công việc kinh doanh mũ bảo hiểm này giống như việc bán hàng đông ở quy mô lớn: sạp hàng là thùng xe tải trở đầy mũ, phạm vi di chuyển có thể vào tận các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An hay đi lên Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái. Công việc của anh là mời chào từng đại lý là các cửa hàng ở các tỉnh. Mỗi lần dừng lại mời chào như vậy, anh lại phải bò vào thùng xe để tìm mẫu cho khách. TuClass rất ấn tượng với đoạn tác giả miêu tả về không gian làm việc này. Nếu như vào mùa hè ngoài trời là 40 độ thì trong thùng xe kín bằng thép đó nhiệt độ sẽ vào khoảng 50 đến 60 độ. Thước đo hiệu quả công việc là doanh số chứ không phải ngày công, vì vậy anh thường chọn đi từ 3:00 sáng để có mặt tại điểm bán lúc 8:00 và trở về Hà Nội khi đã 11:00 đêm để tiết kiệm thời gian và có thêm nhiều cơ hội bán hàng.

Quyết Định Nghỉ Việc và Bắt Đầu Khởi Nghiệp

Sau hai năm công việc và thu nhập tuy có sự ổn định nhưng có một hoài bão luôn thôi thúc khiến anh quyết định nghỉ việc, kết thúc vai trò người làm thuê xuất sắc để bắt đầu vai trò người làm chủ với những khó khăn và thử thách còn lớn hơn rất nhiều. Thời điểm đó, mong muốn khởi nghiệp thì hừng hực nhưng làm gì, lĩnh vực nào và sản phẩm gì thì chính tác giả cũng chưa biết. Suy cho cùng thì sản phẩm chỉ là phương tiện để kinh doanh chứ không phải mục đích kinh doanh, nên điều quan trọng để bắt đầu không nhất thiết phải là từ sản phẩm mà quan trọng nhất là từ mong muốn được kinh doanh. Nếu muốn, bạn sẽ tìm cách; nếu không muốn, bạn sẽ tìm lý do. Vậy nên chỉ cần mong muốn đủ lớn thì cách làm sẽ được tìm ra.

Bắt Đầu Khởi Nghiệp Trong Lĩnh Vực Mới

Sau khi tiếp cận nhiều thông tin trên internet, tìm thấy những doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực con lăn công nghiệp cung cấp hệ thống băng tải và băng truyền cho các nhà máy với quy mô lớn và đạt đến mức chuyên nghiệp, trong tâm trí của tác giả bắt đầu bùng lên nhiều ý tưởng như đã nói ở phần đầu video. Vào thời điểm khởi nghiệp, tác giả không có tiền, không có mối quan hệ, không có khách hàng và không có kinh nghiệm. Lĩnh vực con lăn công nghiệp lại là một lĩnh vực mới, bản thân còn chưa bao giờ được mắt thấy, tay sờ vào những sản phẩm này. Những kiến thức kỹ thuật đã học trong trường đại học thì cũng đã mai một đi rất nhiều. Vậy làm sao để bắt đầu?

Giải Quyết Vấn Đề Không Có Tiền

Đầu tiên, giải quyết vấn đề không có tiền bằng cách tối ưu những chi phí có thể, đó là chi phí nhà xưởng và chi phí nhân công. Tác giả chọn khởi nghiệp ngay chính tại căn nhà trọ của mình. Nhân công là chính mình và người em trai vừa tốt nghiệp. Bình thường, mọi người đi làm 8 tiếng mỗi ngày nhưng trong hoàn cảnh đó, hai anh em đã phải làm việc từ 16 đến 20 giờ mỗi ngày.

Sử Dụng Sức Mạnh Của Internet

Tiếp theo, với vấn đề không có mối quan hệ và không có khách hàng, tác giả đã sử dụng sức mạnh của internet bằng cách đăng tin về sản phẩm trên các trang giao vặt lúc bấy giờ như VatGia, Rồng Bay, Mua Bán Giao Vặt. Tự mày mò tạo website trên nền tảng Code Web cũ, xin được tự học hỏi và đẩy xe website lên top tìm kiếm của Google. Sau bao ngày đêm thức khuya dậy sớm, website đã có những khách hàng đầu tiên liên hệ rồi đơn hàng đầu tiên cũng đến, đơn hàng chỉ vài triệu đồng.

Giải Quyết Vấn Đề Không Kinh Nghiệm

Đến đây, bài toán không kinh nghiệm lại đến lượt cần được giải quyết. Với sự am hiểu về kỹ thuật và công nghệ gần như bằng không, lại không có tiền để thuê người làm, tác giả đã chọn cách mua sách về học vẽ rồi tự mày mò lại từng câu lệnh từ cơ bản đến nâng cao để vẽ được theo đề bài mà khách hàng đặt ra. Bản vẽ đầu tiên chưa khớp, sản phẩm có nhiều phần không lắp được với nhau. Hai anh em lại mày mò sửa chữa rồi lắp đặt lại. Thời hạn giao hàng đến gần, cả hai thức xuyên đêm để xử lý những size sót và cũng kịp ngày giao hàng. Nhưng may mắn vẫn chưa đến, thử thách vẫn còn: đơn hàng đầu tiên không hề suôn sẻ, thậm chí còn nguy hiểm cả tính mạng. Phần này TuClass xin phép để dành cho bạn tự khám phá bởi vì câu chuyện về đơn hàng đầu tiên này được kể rất đầy đủ và xúc động trong cuốn sách.

Hành Trình Phát Triển Của Inch Group

Vậy là Inch Group với quy mô lớn như ngày nay, xuất khẩu được linh kiện sang thị trường Nhật Bản đã từng được bắt đầu bằng những đơn hàng nhỏ lẻ chỉ vài triệu đồng. Một vị CEO, một nhà lãnh đạo truyền cảm hứng như chúng ta đang thấy trên truyền thông cũng từng bốn lần thi trượt đại học, từng vấp ngã, từng thất bại. Chỉ có điều, mỗi lần ngã là một lần đứng lên, mỗi thất bại là một bài học mới được vỡ ra. Tinh thần sẵn sàng học hỏi, không ngại khó khi bắt đầu một lĩnh vực mới chính là hai yếu tố quan trọng cần có. Dù bạn muốn khởi nghiệp hay muốn thăng tiến trong một công ty hay tổ chức nào, tất cả những thành quả lớn đều được thực hiện từ những việc làm nhỏ.

Các Giai Đoạn Phát Triển Của Doanh Nghiệp

Giai Đoạn Thứ Nhất: Giai Đoạn Sinh Tồn

Đây là giai đoạn doanh nghiệp mới được hình thành dựa trên ý tưởng về sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Lúc này, đội ngũ sáng lập thường thiếu kiến thức về nhiều mặt như pháp lý, quản trị, xây dựng hệ thống, kiểm soát thương hiệu, chiến lược nhưng họ lại có thế mạnh về bán hàng hoặc kiến thức chuyên môn, đặc biệt nếu khởi nghiệp về sản phẩm công nghệ và kỹ thuật. Đúng như tên gọi của nó, ở giai đoạn này doanh nghiệp sẽ thiếu thốn đủ thứ, nên điều quan trọng là phải tập trung để doanh nghiệp có thể sống được. Tức là cần tập trung vào việc tạo ra doanh thu, dòng tiền và kiểm soát để dòng tiền không bị đứt gãy. Cho dù mọi thứ về hệ thống thương hiệu có được làm chuyên nghiệp đến đâu, nhưng dòng tiền không thể chảy giống như máu trong cơ thể, không thể lưu thông thì doanh nghiệp sẽ chết. Khi dòng tiền đã ổn định, song song với việc Sinh Tồn, đội ngũ lãnh đạo cần tích cực học tập, mở rộng kiến thức và mối quan hệ để nâng cấp bản thân, sẵn sàng cho những giai đoạn tiếp theo xảy đến.

Giai Đoạn Thứ Hai: Giai Đoạn Chuẩn Hóa

Sau khi sống sót, các công ty bắt đầu bộc lộ nhiều điểm yếu, nhiều vấn đề trong quản trị. Đó là lúc giai đoạn thứ hai có tên là Giai Đoạn Chuẩn Hóa được hình thành. Đặc điểm của giai đoạn này là hệ thống sẽ phình to dần, cồng kềnh hơn bởi công ty sẽ tuyển nhiều nhân sự để đủ bộ máy, đủ phòng ban theo sơ đồ tổ chức. Quy trình cũng được hình thành nhiều hơn, dẫn đến nhược điểm của giai đoạn này là sự trì trệ, tốn kém hơn. Nếu không kịp thời chuyển sang giai đoạn tiếp theo thì doanh nghiệp sẽ đi ngang hoặc thậm chí còn đi xuống.

Giai Đoạn Thứ Ba: Giai Đoạn Tối Ưu Hóa Hệ Thống

Nếu có kiến thức về quản trị, đội ngũ lãnh đạo sẽ sớm nhận ra và sẽ làm song song hai giai đoạn 2 và 3, tức là chuẩn hóa đến đâu sẽ tối ưu hóa đến đó. Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp thường trải qua giai đoạn hai, nhìn thấy các nhược điểm phình to rồi mới tái cấu trúc để xây dựng một hệ thống mới tối ưu và hoạt động hiệu quả hơn nhằm lấy lại lợi thế cạnh tranh cho mình. Sau khi đã làm tốt giai đoạn tối ưu hóa hệ thống thì doanh nghiệp sẽ có đà và tiến lên giai đoạn thứ tư.

Giai Đoạn Thứ Tư: Giai Đoạn Tự Động Hóa Hệ Thống

Đây là một điều vô cùng tuyệt vời bởi vì lúc này doanh nghiệp đã có thể tự sống được, hệ thống tự vận hành mà không phụ thuộc vào cá nhân nào. Lúc này người lãnh đạo sẽ có thời gian để tham gia vào các hoạt động khác mang lại các giá trị vĩ mô hơn. Vì vậy, giai đoạn bốn là đích đến cần có của tất cả các doanh nghiệp. Sau giai đoạn tự động hóa thì nhiều doanh nghiệp còn có giai đoạn thứ năm là IPO và niêm yết trên sàn chứng khoán. Tuy nhiên, tác giả nhấn mạnh rằng không có lời khuyên là nên hay không nên IPO bởi vì đây là giai đoạn không bắt buộc. Việc IPO hay không còn phụ thuộc vào ngành nghề, lĩnh vực và chiến lược của từng doanh nghiệp.

Lời Khuyên Cho Người Khởi Nghiệp

Vậy là bạn đã hình dung được những chặng đường mà một doanh nghiệp sẽ đi qua để có được lộ trình nâng cấp bản thân phù hợp với từng giai đoạn rồi đúng không? Người lãnh đạo chính là chốt chặn của doanh nghiệp. Năng lực của đội ngũ lãnh đạo được nâng cấp đến đâu thì doanh nghiệp sẽ phát triển đến đó. Doanh nghiệp muốn phát triển mạnh thì cần có đội ngũ nhân sự giỏi và để lãnh đạo được những người giỏi, bản thân bạn cũng phải ở tầng cao về tư duy. Ở giai đoạn đầu, bạn không thể vừa muốn có thời gian vui chơi cá nhân, vừa muốn có thời gian cho gia đình, lại cũng muốn thành công, nhất là khi bạn có xuất phát điểm không cao. Chúng ta phải chấp nhận đánh đổi trong từng giai đoạn. Tất nhiên, khi đến một giai đoạn nào đó, khi đạt được những thành tựu nhất định thì cần tìm cách cân bằng và hài hòa những khía cạnh trong cuộc sống để cuộc sống trở nên ý nghĩa và giá trị hơn.

Tránh Những Cạm Bẫy Tài Chính

Nhiều người mắc phải cái bẫy là dành hết tiền của nguồn lực để xây cái nhà thật to, thật hoành tráng, để rồi cạn kiệt tài chính, không còn tiền để làm kinh tế. Thậm chí, xây xong cái nhà to rồi nhưng không đủ tiền để mua sắm đồ đạc và những vật dụng cần thiết để phục vụ chính cuộc sống hàng ngày: nhà thì không ở, hết phòng thì để không mất công lau dọn và cuối cùng chúng ta trở thành đầy tớ cho chính ngôi nhà của mình. Có trường hợp người ta còn đi vay mượn để rồi ôm thêm cục nợ và kiệt quệ tài chính, vô tình chúng ta trở thành nô lệ của cái nhà bởi hàng ngày phải đi làm để trả nợ, xây nó phải dọn dẹp những nơi mà ta chẳng dùng đến và ở đến.

Đối Mặt Với Khó Khăn Và Rủi Ro

Vào thời điểm khởi nghiệp, hầu như ai cũng sẽ thiếu thốn đủ thứ nhưng lời khuyên tác giả dành cho bạn là: Hãy cứ làm đi, khó khăn nào rồi cũng sẽ có cách giải quyết, cứ đi rồi sẽ đến. Đặc biệt, đừng bao giờ kỳ vọng khó khăn hay sóng gió sẽ hết bởi vì thuyền to thì sóng to, thuyền nhỏ thì sóng nhỏ. Rủi ro sẽ luôn đến và luôn xảy ra cho dù bạn có muốn hay không. Để hạn chế rủi ro thì không có cách nào khác ngoài việc luôn sẵn sàng học hỏi và thích nghi.

Học Hỏi Từ Các Tập Đoàn Lớn

Motorola từng là số một nhưng đã bị Nokia đá khỏi thị trường. Nokia cũng từng làm mưa làm gió trên thị trường nhưng rồi cũng bị Apple, Samsung và một số tên tuổi khác hất ra rồi phải bán mình cho Microsoft. Vậy đó, thương trường ngày nay không chỉ có cá lớn nuốt cá bé mà còn có cá nhanh nuốt cá chậm. Nếu không phải là con cá lớn thì chúng ta cần làm con cá nhanh.

Các Câu Hỏi Quan Trọng Khi Khởi Nghiệp

Trước khi bắt đầu khởi nghiệp với một ý tưởng kinh doanh nào đó, bạn hãy đặt ra bốn câu hỏi quan trọng sau:

  1. Sản phẩm, dịch vụ hay ý tưởng kinh doanh của bạn giải quyết vấn đề gì, nhu cầu gì cho xã hội?
  2. Khách hàng và thị trường bạn hướng đến là ai?
  3. Tương lai lĩnh vực này thế nào?
  4. Bạn sẽ tìm kiếm, khai thác khách hàng ở đâu? Qua kênh nào?

Lựa Chọn Người Đồng Hành

Đặc biệt, khi khởi nghiệp có một vấn đề khá quan trọng là lựa chọn người đồng hành như thế nào. Việc người đồng hành không tham gia vào hoạt động kinh doanh của công ty là không tốt chút nào. Dưới đây là năm tiêu chuẩn để bạn có thể tham khảo khi lựa chọn người đồng sáng lập với mình:

  1. Kỹ năng của người đó phải bổ sung được cho mình.
  2. Người đó đáng tin cậy và có trách nhiệm.
  3. Người đó phù hợp về tính cách và tinh thần khi làm việc với bạn.
  4. Người đó có chí hướng, tư duy, tư tưởng tương đồng với bạn.
  5. Quan trọng nhất, giá trị theo đuổi trong cuộc đời của người đó có giống bạn hay không. Ví dụ, họ theo đuổi danh tiếng, thành công hay theo đuổi việc tạo ra giá trị tốt nhất?

Hai bên nên có sự am hiểu về đối phương. Nếu chưa thật sự hiểu thì hãy cho nhau thời gian, chứ đừng vội vàng và quyết định cảm tính khi làm việc cùng nhau. Hãy minh bạch mọi thứ, sự minh bạch này được thể hiện qua những hành động và báo cáo rõ ràng, cụ thể định kỳ. Đặc biệt, hãy soạn thảo thành văn bản về việc phân chia vai trò và phạm vi kiểm soát của mỗi người, chuẩn bị trước cho cả những điều không mong muốn có thể xảy ra rất nhiều.

Mục Tiêu Khởi Nghiệp Vượt Qua Kiếm Tiền

Nhiều người khi khởi nghiệp thường hướng tới mục tiêu trước mắt là để kiếm tiền, nhưng khi nghiên cứu những doanh nghiệp, những tập đoàn thành công, người ta nhận thấy rằng việc khởi nghiệp còn mang những lý tưởng và hoài bão khác. Hay chúng ta thường gọi là tầm nhìnsứ mệnh. Lý do là bởi trong nghĩa đen của từ “tham vọng” có cả sự tham lam, không muốn dùng từ “mơ ước” vì trong “mơ ước” sẽ có tính mơ mộng và thiếu thực tế. Tác giả thích dùng từ “lý tưởng” và “hoài bão” vì đây là hai từ nói tới những điều tốt đẹp, lớn lao, vĩ đại, hướng đến sự đóng góp và cống hiến. Lý tưởng và hoài bão thường không tự nhiên mà hình thành, nó là những tư duy, tư tưởng được phát triển theo thời gian, được tạo nên từ những trải nghiệm.

Đặc Điểm Của Người Có Lý Tưởng

Dấu hiệu của người có lý tưởng là họ luôn có mục tiêu để hướng tới, họ luôn tràn đầy năng lượng, họ thường cảm thấy có nhiều điều cần làm và muốn làm. Vì vậy, họ sẽ trân quý mỗi ngày, mỗi giây phút trong hiện tại. Con người khi còn có mục tiêu nghĩa là còn động lực và còn hạnh phúc. Nếu không có mục tiêu, cuộc sống sẽ trở nên vô vị, tẻ nhạt và rất cô đơn. Đặc biệt, khi có mục tiêu rõ ràng, người ta sẽ dễ dàng buông xả những điều không như ý, dễ dàng bỏ qua những điều chấp nhặt tầm thường. Thay vào đó, họ sẽ tập trung tốt hơn vào những việc cần thiết, quan trọng mang lại nhiều giá trị. Khi đó, tâm hồn sẽ trở nên sạch sẽ và tươi mới, tựa như một ngôi nhà được quét dọn, ngăn nắp thường xuyên. Sự an nhiên và hạnh phúc sẽ ngự tại và tạo ra những năng lượng mới, mạnh mẽ, diệu kỳ.

Tư Duy và Hành Động Cụ Thể

Người khởi nghiệp cần có tư duy tổng thể nhưng hành động phải rất cụ thể, bởi vì hành động là yếu tố trực tiếp tạo ra kết quả. Mọi người thường có rất nhiều ý tưởng nhưng để triển khai ý tưởng đó thành công thì lại rất ít. Do vậy, để đánh giá một ý tưởng kinh doanh có tính khả thi hay không thì cần xem xét ý tưởng đó giải quyết được nhu cầu hay vấn đề nào của thị trường chứ không phải chỉ vì mình thích làm sản phẩm hay dịch vụ đó. Mỗi người khi đến cuộc đời này đều có những sứ mệnh khác nhau, mỗi sứ mệnh đều mang lại những ý nghĩa và giá trị nhất định.

Thành Công Mang Lại Hạnh Phúc

Những cơ hội trong đời không bao giờ đến một cách ngẫu nhiên hay may mắn, đó là do quá trình làm việc của bạn đã vun đắp tạo nên. Khi thành công của bạn là mang lại cuộc sống giàu có cho chính mình, bạn có thể sẽ có được niềm vui. Nhưng khi thành công đó mang lại lợi ích cho nhiều người, bạn sẽ có được hạnh phúc trọn vẹn. Suy cho cùng thì thứ cuối cùng mà mọi người tìm kiếm chính là hạnh phúc. Và dù ở vị trí nào, ta cũng có thể tìm ra. TuClass mong rằng những năm tới đây, TuClass sẽ được review những cuốn sách giá trị do chính những khán giả hiện tại của mình viết nên. Cảm ơn bạn đã lắng nghe. Hẹn gặp lại bạn trong những video tiếp theo.

Kết Luận

Cuốn sách “Hành Trình Biến Những Điều Tưởng Như Không Thể Thành Có Thể” của tác giả Hoàng Hữu Thắng mang lại nhiều bài học quý giá về khởi nghiệp, từ những khó khăn ban đầu đến cách xây dựng và quản trị doanh nghiệp hiệu quả. Những chiến lược và tư duy được chia sẻ trong sách sẽ là nguồn cảm hứng và hướng dẫn hữu ích cho bất kỳ ai đang mong muốn bắt đầu con đường kinh doanh của mình.

Tác giả

Tóm tắt sách khác